Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Cội nguồn sanh ra mọi đau khổ phiền não của con người

gồm có 10 phiền não gốc:

1.- Tham: là lòng tham lam.

2.- Sân: là nóng giận.

3.- Si: là si mê, mờ ám, biết không rõ, không chính xác, không đúng, không thể nhìn thấy được sự thật,phán đoán được cái hay cái dở, cái tốt, cái xấu.

4.- Mạn: là ngã mạn, kiêu căng, tự đắc, là nâng cao mình lên và hạ người khác xuống; tự thấy mình là quan trọng mà khinh rẻ mọi người; mình có tiền của tài trí, có học thức, có bằng cấp cao, có quyền thế mà sanh tâm "sanh âm sanh dương" với ngườiđức hạnh, chà đạp kẻ dưới,lấn lướt người trên.

Mạn có bảy thứ:

1- Mạn: Nghĩ mình hơn người.

2- Ngã mạn: Ỷ mình hay giỏi mà lấn lướtngười.

3- Quá mạn: Mình bằng người mà cho là hơnngười, người hơn mình mà cho là bằng.

4- Mạn quá mạn: Người hơn mình nhiều mà cho mình hơn người.

5- Tăng thượng mạn: Chưa chứng Thánh quả mà cho mình đã chứng

6- Ty liệt mạn: Mình thua người nhiều mà nói mình thua ít.

7- Tà mạn: Người tu về tà mạn được chút ít thần thông, hoặc hiểu biết đôi chút việc quá khứ, vị lai, rồi khinh lướt người khác, xem trời đất không còn ai.

5.- Nghi: là nghi ngờ, là lòng nghi ngờ, ngờ vực, không tin. Nghi ngờ có ba:

1- Tự nghi: là nghi mình.

2- Nghi pháp: là nghi phương pháp mình đang tu, nghi pháp mình đang tu không đúng chánh pháp của Phật.

3- Nghi nhân: là nghi người dạy mình, không tin ông thầy dạy mình.

6.- Thân Kiến: là chấp thân ngũ uẩn tứ đại giả hợp này cho là Ta, là của Ta, là bản ngã của Ta.

7.- Biên Kiến: có nghĩa là chấp một bên, nghiêng về một phía, đó là những thành kiến rất cực đoan.

Biên kiến có nhiều lối chấp sai lầm, trong đó, lớn nhất là 3 kiến chấp:

1- Thường kiến: Là một loại luận thuyết mơ hồ trừu tượng, cho rằng người chết còn linh hồn cho rằng có thế giới siêu hình, có bản thể vũ trụ, có tiểu ngã, đại ngã, có thần thức, có Phật tánh, có Thiên Đàng, có Địa Ngục, có Ngọc Hoàng Thượng Đế, có Chúa trời, có thần, quỷ, ma, v.

... Những người chấp thường kiến là những người thường sống trong mê tín, lạc hậu, sống trong mộng tưởng, xây dựng cảnh giới siêu hình, thường cầu cúng, tế, lễ bái và ước vọng làm những điều thiện để khi chết được sanh lên Cực Lạc Thiên Đàng của cõi Trời, cõi Niết Bàn hay cảnh giới chư Phật.

Thiền tông, Mật tông đều thuộc về thường kiến.

2- Đoạn kiến: Là một loại luận thuyết chết cứng, khô cằn, cho chết là hết, không còn gì cả. Loại luận thuyết này khiến cho con người mất hết niềm hy vọng về tương lai.

Cho nên người ta đặt ra câu hỏi: “Tương lai không có thì hiện giờ để làm gì? Ngày mai chết là hết”. Vì vậy, con người chấp đoạn kiến thì làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu, chẳng còn biết nghĩ đến ai cả, sống chỉ quay cuồng trong dục lạc, sống theo kiểu hiện sinh không có ngày mai.

Người chấp đoạn kiến là những người không thông suốt môi trường sống hợp duyên của các pháp.

3- Vừa thường vừa đoạn kiến: Có một luận thuyết cho rằng các pháp trong thế gian này vừa có vừa không như ngài Long Thọ: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”.

Đó là lối lý luận trườn uốn như con lươn, để rồi Ngài đẻ ra trí tuệ Bát Nhã chơn không, thành ra thường kiến. Cuối cùng, Ngài cũng nhưcác nhà thường kiến khác, nhưng giỏi khéo lý luận để che mắt thiên hạ, chứ kỳ thực Chơn Không của Ngài đâu có khác gì thần thức, linh hồn, đại ngã, Phật tánh, bản thể vạn hữu, chỉ có khác là danh từ mà thôi.

8.- Kiến thủ là chấp chặt sự hiểu biết sai lầm của mình, có ba trường hợp:

1- Kiến thủ vì ảnh hưởng tư tưởng của người khác: Khi học hiểu một điều gì do lý luận của các nhà tư tưởng, như tư tưởng chơn không, Phật tánh, v.

... Cũng nhưthấy những hiện tượng nhập đồng, nhập cốt do cô, cậu hoặc linh hồn người chết oan nhập vào, nói đâu trúng đó, rồi cho đó có linh hồn người chết, có thế giới siêu hình, rồi chấp chặt, ai nói gì cũng không tin.

Do sự chấp chặt này, họ phải chịu thiệt thòi nhiều mặt về sự tu hành cũng như về đời sống.

2- Kiến thủ vì không ý thức được sự sai lầm của mình: Hành vi của mình sai quấy, ý kiến của mình sai lầm, nhưng vì không đủ sáng suốt để nhận thấy, nên cứ bảo thủ hành vi, ý kiến của mình, tự cho mình là hay, là giỏi, ai nói gì cũng chẳng nghe.

3- Kiến thủ vì tự ái, hay vì ngoan cố cứng đầu: Biết mình làm như thế là sai, nói như vậy là không đúng, lỡ lời, nhưng vì tự ái, cứ bảo thủ cái sai cái không đúng của mình, không chịu thay đổi, không chịu sám hối, xin lỗi, không chịu từ bỏ, xa lìa.

9.- Giới cấm thủ: Có nghĩa là làm theo, sống theo giới cấm của ngoại đạo, tà giáo. Những giới cấm của tà giáo ngoại đạo này phần nhiều vô lý, phi đạo đức, mê muội, dã man, v.v... Những giới cấm này khiến cho con người bất hiếu và tự làm khổ mình.

10.- Tà kiến là chấp chặt theo lối không chân chánh, trái với sự thật, trái với luật nhân quả, phi đạo đức, mê tín. Nghĩa là trên đời này, cái gì ý thức không hiểu được, mà phải dùng tưởng thức để hiểu, hiểunhư vậy là hiểu một cách mơ hồ, trừu tượng, không rõ, không thực tế, không cụ thể, thì đều gọi là tà kiến.

Gợi ý